Lạc đỏ có hạt màu đỏ, vỏ cứng và nhân béo ngậy. Lạc đỏ thường được trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, Điện Biên,…
Lạc đỏ có kích thước nhỏ hơn nhưng hạt chắc, nhân mẩy và có vị bùi béo đậm đà hơn. Ngoài ra, lạc đỏ còn có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn gồm protein (25-30%), chất béo (40-50%), carbohydrate (15-20%), vitamin E (10-15%) và kẽm (8-10 mg/100g).
Theo Đông y thì lạc nhân đỏ có tính bình, vị ngọt. Nhân lạc có tác dụng dưỡng huyết, bổ tỳ, nhuận phế, hóa đàm, chủ trị các chứng bệnh như ho, thở gấp, người có thai bị phù, sản phụ thiếu sữa, người bị loét dạ dày và hành tá tràng, thiếu máu… Màng bọc ngoài của nhân lạc có tác dụng lương huyết. Dầu lạc có tác dụng nhuận tràng, chủ trị các chứng bệnh tắc do giun đũa, khô táo ruột, bí đại tiện, nhau thai không ra, bỏng…