Gluten-free là gì? Các loại thực phẩm Gluten-free và lưu ý khi sử dụng

Nâng cao sức khoẻ và duy trì một lối sống lành mạnh trở thành một nhu cầu tất yếu của xã hội hiện đại. Điều này giúp cho các sản phẩm được cho là lành mạnh trước kia chỉ xuất hiện tại các siêu thị nhập khẩu đắt đỏ nay đã xuất hiện ở nhiều nơi và được người tiêu dùng sử dụng rộng rãi. Một trong số đó là các thực phẩm gluten-free – sản phẩm có thị trường tăng đáng kể trong những năm gần đây. Vậy thì gluten-free là gì và chúng ta nên lưu ý gì khi sử dụng các sản phẩm gluten-free. Cùng Xuân Xuân tìm hiểu qua bài tổng hợp dưới đây nhé!

Gluten-free là gì?

Gluten-free là thuật ngữ chỉ các sản phẩm thực phẩm không chứa gluten. Về bản chất, gluten là một tập hợp lớn bao gồm hàng trăm loại protein riêng biệt có mối liên hệ với nhau, trong đó chủ yếu nhất là gliadin và glutenin. Chúng ta sẽ tìm thấy gluten trong các sản phẩm như lúa mạch, lúa gạo, lúa mì và một số loại ngũ cốc khác. Đối với những người bị celiac (bệnh celiac) hoặc dị ứng gluten, sử dụng các sản phẩm chứa gluten có thể gây ra phản ứng phụ nghiêm trọng.

Ví dụ với những người bị bệnh celiac, gluten kích hoạt phản ứng miễn dịch làm tổn thương lớp niêm mạc của ruột non. Điều này có thể cản trở sự hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm, gây ra một loạt các triệu chứng và dẫn đến các vấn đề khác như loãng xương, vô sinh, tổn thương thần kinh và co giật.

Lợi ích của chế độ ăn gluten free

Theo một nghiên cứu năm 2023, chế độ ăn không chứa gluten được xem là lựa chọn hữu ích cho nhiều nhóm người, bao gồm những ai muốn giảm cân, kiểm soát lượng carbs cơ thể tiêu thụ, và đặc biệt là những người mắc bệnh Celiac.

Đối với những người mắc bệnh Celiac, ảnh hưởng của gluten đến hệ tiêu hóa có thể rất nghiêm trọng. Do đó, chế độ ăn không chứa gluten giúp người bệnh này tránh được các vấn đề đường ruột tiềm ẩn. Tuy nhiên, trước khi chuyển sang chế độ ăn này, bạn cần tư vấn chuyên gia y tế trước.

Chế độ ăn không chứa gluten cũng có thể hỗ trợ việc giảm cân bằng cách giảm lượng thực phẩm tiêu thụ. Tuy nhiên, làm việc này hiệu quả hơn khi kết hợp với lịch trình tập luyện đều đặn và chế độ ăn cân đối.

Đối với những ai muốn kiểm soát lượng carbs, chế độ ăn không chứa gluten cũng giúp hạn chế các loại thực phẩm chứa carb. Tuy nhiên, chỉ có một số loại carbs chứa gluten (như lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen) sẽ bị loại bỏ. Vì vậy, nếu bạn muốn giảm lượng carbs, việc bắt đầu chế độ ăn không chứa gluten có thể là một bước khởi đầu tốt để dần điều chỉnh thực phẩm carb trong khẩu phần ăn uống của bạn.

Các loại thực phẩm không chứa gluten

Đối với những người thuộc nhóm không thể dung nạp gluten đã được đề cập ở trên tuyệt đối không nên đụng đến lúa mạch, mạch nha, lúa mì và tất cả các thực phẩm chế biến từ các loại bột này.

Trên thực tế, chúng ta chỉ nên cắt bỏ hoàn toàn các sản phẩm chứa gluten khi mắc các bệnh như celiac hoặc dị ứng gluten chứ không nên áp dụng gluten-free một cách cực đoan vào cuộc sống hàng ngày. Có thể kể đến một số lý do như nguy cơ thiếu dinh dưỡng, chi phí dùng cho ăn uống cao hơn, khó khăn trong việc lựa chọn thực phẩm,…

Nếu bạn nghi ngờ mình nhạy cảm với gluten, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên môn trước khi chuyển sang chế độ ăn không chứa gluten. Khi một người đã tránh gluten trong một thời gian, sẽ khó xác định xem họ có bị bệnh celiac, nhạy cảm với gluten hay không. Sau khi đã xác định sẽ theo chế độ gluten-free một cách nghiêm ngặt, bạn có thể tham khảo một số nhóm thực phẩm dưới đây:

  • Ngũ cốc nguyên hạt: Hạt quinoa, hạt điều, hạt óc chó, hạt chia
  • Một số loại trái cây chưa qua chế biến: Cam, chuối, táo, lê, đào
  • Các loại rau xanh: Cải xoăn, súp lơ, ớt chuông, nấm, cà rốt, củ cải, đậu xanh
  • Nhóm thực phẩm bổ sung chất đạm: thị đỏ, gia cầm, hải sản
  • Các sản phẩm từ sữa: bơ, sữa, phô mai, kem, sữa chua Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các phiên bản bánh mì, đồ ngọt được sản xuất không chứa gluten.

Nhưng lưu ý rằng bạn cần đọc kỹ thành phần dinh dưỡng trên bao bì sản phẩm trước khi lựa chọn nhé!

Theo chia sẻ của tiến sĩ Lefler công tác tại trường Y Harvard, “Những người nhạy cảm với gluten có thể cảm thấy tốt hơn, nhưng sử dụng quá nhiều thực phẩm gluten-free sẽ không thu được lợi ích đáng kể nào. Đơn giản là họ sẽ lãng phí tiền của mình vì những sản phẩm này rất đắt tiền”. Ngày nay thực sự có nhiều người tiêu dùng chưa thực sự hiểu gluten-free là gì nhưng lại rất ủng hộ xu hướng nói không với gluten như một phương pháp ăn uống khoa học và giảm cân hiệu quả. Vậy nên hãy trở thành người tiêu dùng thông thái bằng cách xác định rõ nhu cầu của bản thân, nghiên cứu kỹ thành phần sản phẩm để đưa ra lựa chọn đúng đắn nhé!

Hy vọng qua bài viết này, Xuân Xuân đã giúp bạn hiểu rõ gluten-free là gì và có đầy đủ thông tin để lựa chọn một chế độ ăn uống hợp lý với tình hình sức khoẻ của bản thân.

Nông Nghiệp Bền Vững Là Gì? Lợi Ích Của Nông Nghiệp Bền Vững

Cụm từ “nông nghiệp bền vững” thường được nhắc đến nhiều, nhưng không phải ai...

Mô hình Vườn Ao Chuồng: Xu hướng thúc đẩy nông nghiệp bền vững

Mô hình Vườn Ao Chuồng (VAC) đang trở thành xu hướng phát triển không thể...

Trái nam việt quất và việt quất có giống nhau hay không?

Hiện nay, thị trường hoa quả luôn nhộn nhịp với vô vàn sản phẩm khác...

+84979369915
Chat zalo