Thực phẩm chế biến là gì? 4 Lưu ý giúp giảm tần suất sử dụng thực phẩm chế biến

Guồng quay vội vã của cuộc sống hiện đại khiến cho các thực phẩm chế biến ngày càng được ưa chuộng. Chúng ta có đến hàng ngàn sự lựa chọn khi đứng trước quầy hàng trong siêu thị, vậy làm sao để đưa ra lựa chọn đâu là loại thực phẩm tốt để sử dụng cho bản thân và gia đình?

Thực phẩm chế biến là gì?

Thực phẩm chế biến là những sản phẩm được xử lý qua các công đoạn nấu nướng, chế biến trước khi đến được tay người tiêu dùng. Các sản phẩm này sẽ được chế biến bằng một trong các hình thức phổ biến như: cấp đông, đóng hộp, rang xay, xao khô, nướng,… Thực tế các thực phẩm chế biến được phân chia ra thành nhiều cấp độ.

Ví dụ nhóm thực phẩm cơ bản như trái cây đóng hộp, bánh mì lên men, dưa chua, các loại hạt rang muối,… được chế biến bằng cách thêm đường, muối, chất béo,… để bảo quản được lâu hơn. Thức ăn nhanh được xem như thực phẩm siêu chế biến khi tất cả các nguyên liệu tươi đều được xay nhuyễn, xử lý bằng chất làm đặc, men và phụ gia và nhiều thành phần khác làm tăng hương vị và sự hấp dẫn cho món ăn.

4 lưu ý giúp giảm tần suất sử dụng thực phẩm chế biến

1. Cân nhắc kỹ khi mua sắm

Để việc mua sắm trở nên hiệu quả, dễ dàng và tiết kiệm hơn, chúng ta nên chuẩn bị danh sách các sản phẩm cần mua và đến chính xác những nơi phù hợp như cửa hàng chuyên bán trái cây, chợ đầu mối hoặc siêu thị gần nhà. Trong đó các nhóm thực phẩm nên được ưu tiên để mua là trái cây, rau tươi tươi hàng ngày. Tiếp sau đó là các sản phẩm này ở dạng đóng hộp hoặc đông lạnh vì chúng được chế biến ít và không bị mất đi các chất dinh dưỡng ban đầu. Hạn chế mua các loại thực phẩm siêu chế biến như cá hộp, xúc xích, bánh, kẹo,… vì chúng vừa đắt vừa không tốt cho sức khoẻ của bạn.

2. Đọc kỹ nhãn mác trên bao bì

Khi mua thực phẩm chế biến, chúng ta nên tạo thói quen hãy đọc Bảng thông tin chi tiết để kiểm tra thành phần và hàm lượng dinh dưỡng. Chọn những sản phẩm ít chất bảo quản, ít chất béo bão hoà, ít đường, ít muối và có nhiều thành phần tự nhiên.

3. Tự nấu ăn tại nhà

Thay vì mua các sản phẩm chế biến sẵn từ cửa hàng, hãy chuẩn bị bữa ăn tại nhà từ các nguyên liệu tươi. Việc này giúp bạn kiểm soát các thành phần và lượng chất bảo quản trong bữa ăn của mình. Một số món ăn đơn giản, chế biến nhanh tại nhà bạn có thể tham khảo như: salad; các món luộc; bữa cơm gia đình với canh chua, trứng tráng,… Khi đã có thói quen tự chuẩn bị và nấu nướng tại nhà, bạn sẽ dần tự sáng tạo được các công thức nấu ăn riêng biệt, phù hợp với sở thích cá nhân.

4. Sử dụng các thực phẩm không qua chế biến để ăn vặt

Nếu bỏ hẳn thói quen ăn vặt là điều rất khó thực hiện thì bạn hãy thử áp dụng cách thay đổi món ăn vào những bữa phụ này. Một số món ăn vặt healthy bạn có thể sử dụng như trái cây tươi, sữa chua nguyên chất và các loại hạt chưa qua chế biến, salad rau củ,… Mỗi ngày thay đổi một chút thói quen sẽ giúp bạn hạn chế được việc nạp quá nhiều thực phẩm siêu chế biến vào cơ thể.

Mặc dù rất hấp dẫn cả về hình thức lẫn hương vị nhưng đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thực phẩm chế biến có nhiều mối nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng. Vậy nên để bảo vệ sức khoẻ bền vững cho bản thân và gia đình, việc xây dựng lối sống lành mạnh, hướng tới chế độ ăn uống nhiều nguyên liệu tươi và các thực phẩm chưa qua chế biến là điều rất nên thực hiện và lan toả rộng rãi đến cộng đồng.

Chính sách phát triển nông nghiệp bền vững tại Việt Nam

Việc phát triển bền vững nền nông nghiệp Việt Nam là khát vọng của cả...

Quy trình và các quy định, tiêu chuẩn để xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản

Hiện nay, việc xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản đang thu hút sự quan...

GMO là gì? Hiểu đúng về thực phẩm biến đổi gen

Thực phẩm ngày một đa dạng, cả về số số lượng lẫn chất lượng và...

+84979369915
Chat zalo