Quy trình và các quy định, tiêu chuẩn để xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản

Hiện nay, việc xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản đang thu hút sự quan tâm của đông đảo cá nhân và doanh nghiệp. Được chấp nhận về mã số vùng trồng và nhận được sự hỗ trợ trong quá trình kiểm dịch thực vật từ phía Nhật Bản, nhiều mặt hàng nông sản được xuất khẩu nhanh chóng.

Nhờ sự hỗ trợ này, các nhà sản xuất và đơn vị canh tác tại Việt Nam đã thể hiện sự phát triển và chuyên nghiệp trong việc xuất khẩu nông sản bằng việc tuân thủ các chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Điều này giúp đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản.

Để hiểu rõ hơn về quy trình, quy định và tiêu chuẩn cần thiết cho việc xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản, hãy cùng Xuân Xuân khám phá thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây!

1. Quy trình xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản

Quy trình xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản bao gồm các bước sau:

  • Đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng: Các nhà sản xuất cần đảm bảo sản phẩm nông sản đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, chất lượng và vệ sinh.
  • Đăng ký xuất khẩu: Đăng ký và nộp đầy đủ các hồ sơ cần thiết cho việc xuất khẩu nông sản tới cơ quan chức năng.
  • Kiểm tra và chứng nhận chất lượng: Sản phẩm nông sản cần được kiểm tra, kiểm dịch và nhận chứng nhận theo các tiêu chuẩn quy định trước khi xuất khẩu.
  • Chuẩn bị hồ sơ xuất khẩu: Chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến xuất khẩu như hóa đơn, vận đơn, giấy tờ pháp lý cần thiết.
  • Vận chuyển và xếp dỡ: Sắp xếp vận chuyển thích hợp cho nông sản và quản lý quy trình xếp dỡ hàng hóa.
  • Thủ tục hải quan: Thực hiện các thủ tục hải quan cần thiết để sản phẩm vượt qua biên giới và nhập khẩu vào Nhật Bản.
  • Theo dõi và đảm bảo chất lượng sau xuất khẩu: Quản lý quá trình vận chuyển và bảo quản nông sản để đảm bảo chất lượng sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng cuối cùng.

Để thành công trong việc xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản, các doanh nghiệp cần tuân thủ chặt chẽ các quy định và tiêu chuẩn về xuất khẩu của cả hai quốc gia để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng.

2. Một số quy định, tiêu chuẩn để xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản

Quy định về chất lượng thương mại và ghi nhãn mác

Nhật Bản đòi hỏi sản phẩm nhập khẩu phải tuân thủ các quy định trong Luật vệ sinh Thực phẩm, Luật tiêu chuẩn Nông Nghiệp của Nhật Bản và Luật đo lường. Thông tin chi tiết về tiêu chuẩn và các thủ tục nhập khẩu đối với các sản phẩm cụ thể có thể thấy trên các trang Web sau:

Quy định về an toàn thực phẩm

Tại Nhật Bản, Bộ Y Tế, Lao Động và Phúc Lợi Xã Hội và Cục Môi trường chịu trách nhiệm trong việc thiết lập và kiểm tra các mức dư lượng. Các mức dư lượng này dựa trên Luật Vệ Sinh Thực Phẩm. Để có thêm thông tin về an toàn thực phẩm có thể truy cập vào trang Web: https://www.mhlw.go.jp/index.html

Truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Tại đến thời điểm soạn thảo tài liệu hướng dẫn này, Nhật Bản vẫn chưa có các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc đối với các nhà xuất khẩu.

Quy định kiểm dịch thực vật

Chính phủ Nhật Bản yêu cầu các nước cung cấp phải tuân thủ Luật Bảo vệ thực vật, Luật Sức khỏe Thực vật và Luật Vệ sinh Thực phẩm. Những quy định được thi hành bởi Phòng Bảo vệ Thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản (MAFF). Thông tin chi tiết về các quy định kiểm dịch thực vật hoặc hệ thống kiểm dịch của Nhật Bản có thể tìm thấy trên các trang Web sau:

Khai báo hải quan

Trước khi hàng đến, các nhà xuất khẩu phải thông báo cho các trạm kiểm dịch tại địa điểm nhập khẩu biết thông qua hệ thống điện tử do Bộ Y tế và Phúc lợi xã hội quản lý, để giảm thời gian cho thí nghiệm ở Nhật Bản hay ở tại nước xuất khẩu và kết quả kiểm tra sẽ được dùng cho việc khai báo hải quan trước. Thuế tiêu thụ và các khoản thuế nhập khẩu khác phải được trả trước khi những khai báo được hoàn tất.

Chứng nhận nông sản xuất khẩu

a, Các thông tin về nông nghiệp hữu cơ

* Quốc tế

– Liên đoàn Quốc tế về trào lưu Nông nghiệp Hữu cơ (IFOAM): https://www.ifoam.bio/ / Email: headoffice@ifoam.org / Điện thoại: +49 228 926 5010

– Tổ chức Nông – Lương Liên Hợp Quốc (FAO): http://www.fao.org/organicag

– Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD): https://unctad.org/

– Trung tâm thương mại Quốc tế (ITC): https://www.intracen.org/

– Tổ chức trợ giúp quốc gia và cơ quan chứng nhận ở Châu Á: https://www.fao.org/economic/est

b, Chứng nhận ISO 14001

– Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO): https://www.iso.org/home.html

– Các hỗ trợ và cơ quan cấp giấy chứng nhận quốc gia ở Châu Á: https://www.fao.org/home/en/

Chứng nhận về xã hội

a. Thông tin về công bằng thương mại quốc tế

– Xuất khẩu sản phẩm công bằng thương mại đến Nhật Bản: TransFair Nhật Bản: www.fairtrade-jp.org / AlterTrade Nhật Bản: www.altertrade.co.jp

– Tổ chức trợ giúp quốc gia và cơ quan cấp giấy chứng nhận ở Châu Á: https://www.fao.org/home/en/

b. Chứng nhận SA 8000

* Thông tin về SA8000 Quốc tế

– Cơ quan Trách nhiệm xã hội Quốc tế: Tel: +1 212 6841414 / Email: info@saintl.org / Web: https://sa-intl.org/

– Danh sách các tổ chức chứng nhận SA 8000: https://itvc-global.com/danh-sach-cac-to-chuc-danh-gia-sa-8000-s326.htm

– Tổ chức trợ giúp quốc gia và cơ quan cấp giấy chứng nhận ở Châu Á: https://www.fao.org/home/en/

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết trên của Xuân Xuân

Chính sách phát triển nông nghiệp bền vững tại Việt Nam

Việc phát triển bền vững nền nông nghiệp Việt Nam là khát vọng của cả...

Thực phẩm chế biến là gì? 4 Lưu ý giúp giảm tần suất sử dụng thực phẩm chế biến

Guồng quay vội vã của cuộc sống hiện đại khiến cho các thực phẩm chế...

GMO là gì? Hiểu đúng về thực phẩm biến đổi gen

Thực phẩm ngày một đa dạng, cả về số số lượng lẫn chất lượng và...

+84979369915
Chat zalo